Để tạo nên một tác phẩm tranh gạo, người thực hiện phải bỏ công tìm kiếm, chọn lọc và đúc kết dần các kinh nghiệm, từ khâu chọn gạo, rang gạo, phác thảo cho đến sắp gạo (xếp gạo), phun keo, phơi tranh, xử lý hóa chất...
Mỗi loại gạo khi rang lên lại cho một màu khác nhau
Tương tự như loại hình tranh cát, tranh gạo đòi hỏi người sáng tác phải có đức tính kiên nhẫn cao bên cạnh kiến thức về hội họa để có thể cho ra đời một tác phẩm không chỉ lạ mà còn phải đẹp. Một điểm có thể coi là hạn chế của tranh gạo là các hạt gạo dù rất đa dạng về thể loại nhưng khi rang lên, chúng thường cho những màu sắc thiên về gam ấm hoặc tương đồng ấm như trắng ngà, vàng , vàng cam, nâu , nâu đỏ,nâu cánh gián, đen...Do vậy, một bức tranh gạo thường không lộng lẫy, cao sang mà có tông màu tạo cảm giác hơi hoài cổ. Với đặc điểm đó, tranh gạo lại rất phù hợp với đề tài dân gian Việt Nam, có thể sử dụng trong các công trình kiến trúc cổ hoặc dành làm quà tặng đặc biệt cho những bạn bè nước ngoài.
0 comments:
Post a Comment